- Chuyên đề:
- Suy tim
Điều trị suy tim ở người cao tuổi hết sức phức tạp và cần thận trọng
Suy tim giai đoạn 3: Những dấu hiệu, triệu chứng nhất định phải biết
Phát hiện triệu chứng mới giúp nhận biết suy tim tiến triển nặng hơn
Khi được chẩn đoán suy tim, hãy hỏi bác sỹ những điều này
Hơn 30% người bệnh suy tim bị mất khả năng lao động
Các dấu hiệu của suy tim mạn tính bao gồm cơ thể mệt mỏi, mất khả năng gắng sức, giảm tưới máu ngoại vi, sự suy sụp cung lượng tim và tăng sức cảm ngoại vi làm người bệnh khó thở, phù các chi, tràn dịch đa màng (màng tim, màng phổi, màng bụng), gan to. Triệu chứng của suy tim cấp tính tương tự như suy tim mạn tính, tuy nhiên diễn biến đột ngột và tiến triển nặng nhanh như đột ngột khó thở, thở nhanh, hồi hộp, nhịp tim nhanh, đau ngực nếu suy tim cấp do nhồi máu cơ tim.
Suy tim là tình trạng cơ tim không đảm bảo được nhu cầu về cung cấp lượng tuần hoàn
Điều trị suy tim ở người cao tuổi hết sức phức tạp và cần thận trọng
Suy tim mạn tính ở người cao tuổi có thể do nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau. Tăng huyết áp, bệnh van tim, rung nhĩ, bệnh cơ tim, bệnh mạch thận và thiếu máu mạn tính là các nguyên nhân thường gặp nhất đối với suy tim ở người già. Việc dùng thuốc điều trị cho nhóm bệnh nhân này hết sức phức tạp do tuổi cao và thường có nhiều bệnh lý kèm theo.
Kế hoạch điều trị suy tim ở người lớn tuổi cần căn cứ vào triệu chứng cụ thể của bệnh cũng như những bệnh kèm theo, tuy nhiên, cần lưu ý giảm thiểu số lượng thuốc sử dụng và nguy cơ tương tác thuốc. Các nhóm thuốc chủ yếu được dùng trong điều trị suy tim ở người lớn tuổi là thuốc lợi tiểu, ức chế men chuyển, kháng angiotensin, chẹn beta giao cảm và digoxin.
Khó thở khi gắng sức: Dấu hiệu sớm của suy tim?
Theo GS.TS Phạm Gia Khải, Chủ tịch danh dự của Hội Tim mạch học Việt Nam, thông thường bệnh nhân suy tim tìm đến thầy thuốc khi họ bị gắng sức, khó thở. Đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Nhưng để chắc chắn, bệnh nhân cần được thăm khám cụ thể. Trước hết là khám lâm sàng, sau đó sẽ triển khai làm các xét nghiệm hóa, sinh máu. Tiếp đến là tiến hành điện tâm đồ, siêu âm tim. Trải qua tất cả các bước này mới có thể kết luận chuẩn xác là người bệnh có suy tim hay không và mức độ suy tim.
Các bệnh nhân thường đi khám khi đã có những triệu chứng của suy tim như đau ngực, khó thở, bị gắng sức, mệt mỏi
Khó thở và mức độ khó thở thường được dùng làm thước đo về độ suy tim. Ví dụ, suy tim cấp độ 1 (tức là bệnh nhân không khó thở khi gắng sức), suy tim cấp độ 2 (bệnh nhân khó thở khi gắng sức). Tình trạng khó thở này có thể xuất hiện khi làm việc nặng hoặc chỉ đơn giản là đi bộ khoảng vài trăm mét hoặc đi nhanh hơn so với bình thường. Suy tim cấp độ 3 là khi bệnh nhân làm việc nhẹ nhưng đã cảm thấy khó thở. Đơn giản như người bệnh chỉ cần bê 1 chậu nước, nhưng đã gây cảm giác khó thở. Còn suy tim cấp độ 4 là khi người bệnh chỉ ngồi, không làm việc gì khác nhưng vẫn cứ thở hồng hộc.
Thông thường nếu phát hiện suy tim ở cấp độ 1, việc tiến hành điều trị sớm và phòng bệnh sẽ khá hiệu quả. Còn trường hợp đã suy tim ở độ 2 là cần phải chú ý để điều trị bệnh. Trong điều trị suy tim, cần điều trị triệu chứng chung và điều trị nguyên nhân. Trong những trường hợp tiếp nhận cấp cứu, cần phải xử lý nhanh các triệu trứng suy tim trước bằng các thuốc trợ tim, lợi tiểu…
Việc điều trị nguyên nhân cũng góp phần khá tích cực làm giảm suy tim nhanh. Các nguyên nhân chủ yếu điều trị được là rối loạn chức năng thất trái do thiếu máu cục bộ, nhiễm độc giáp, suy giáp, các tổn thương van tim, các rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim cấp, phì đại thất trái do tăng huyết áp...
Ngoài ra, chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện thể dục cũng góp phần quan trọng trong điều trị bệnh. Bệnh nhân cần hạn chế ăn mặn và uống ít nước tránh việc phù và giữ nước. Người bệnh không nên uống rượu nếu bị suy tim. Rượu có thể tương tác với thuốc điều trị suy tim, giảm khả năng co bóp của cơ tim, gây rối loạn nhịp tim. Người mắc bệnh suy tim cũng không nên ăn nhiều trong một bữa, mà cần chia nhỏ bữa ăn sẽ tốt hơn. Những người suy tim nặng hạn chế hoạt động thể lực, nghỉ ngơi tại giường nếu cần thiết. Sau đó hoạt động trở lại từ từ có sự theo dõi sát của bác sỹ.
Hiện nay, trên thế giới còn điều trị bằng phương pháp ghép tim cho bệnh nhân suy tim nặng. Tuy nhiên, việc ghép tim chỉ được thực hiện ở một số trung tâm lớn trên toàn thế giới, tỷ lệ thành công cũng cao. Tuy nhiên do giá thành lớn, mà người hiến tim cũng khá hạn chế nên số lượng người bệnh được phẫu thuật ghép tim là khá hiếm.
Phòng bệnh suy tim: Cân bằng cuộc sống
Theo GS.TS Phạm Gia Khải khuyên, để có cuộc sống cân bằng và phòng tránh tốt bệnh tật thì mỗi chúng ta nên sống một cách khoa học. Mỗi người cần phải biết phòng bệnh hợp lý, giải trí hợp lý, biết thể dục và làm việc hợp lý, hòa mình vào thiên nhiên thì cuộc sống mới ý nghĩa và chất lượng hơn. Cụ thể như: Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế rượu bia; kiểm tra cân nặng hàng ngày; chế độ ăn giảm muối; hạn chế mỡ và cholesterol...
Vận động hợp lý, phù hợp với lứa tuổi và thể trạng cũng là một trong những cách phòng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân suy tim, đặc biệt là ở người cao tuổi, kêu khó với việc tập luyện, Theo GS. Khải, những hoạt động hàng ngày là chưa đủ với những bệnh nhân suy tim. Người bệnh nên tham vấn bác sỹ điều trị để được hướng dẫn các vận động phù hợp với bệnh.
Ngoài ra, những bệnh nhân suy tim có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ phòng và điều trị suy tim. Các sản phẩm này là sự kết hợp giữa các thảo dược truyền thống với những hoạt chất sinh học giúp giảm các triệu chứng ho, khó thở, mệt mỏi ở bệnh nhân suy tim.
Ngọc Hoa H+ (Tổng hợp)
TPCN Ích Tâm Khang có nguồn gốc từ các vị thảo dược quý như Đan Sâm, Vàng Đằng... giúp hỗ trợ điều trị suy tim, giảm các triệu chứng như ho, phù, mệt mỏi, khó thở..., giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực và phòng ngừa suy tim do tăng huyết áp, bệnh van tim...gây ra.
Bình luận của bạn